Cốt toái bổ

Cây toái bổ
Rate this post

TÌM HIỂU CHUNG

  • Tên gọi

– Tên thường gọi: Bổ cốt toái, Co tạng tố (Thái ở châu Quỳnh Nhai), Co in tó (Thái ở Điện Biên). Hay một số tên ít phổ biến khác là Cây tổ phượng, Cây tổ rồng, Tổ điều, Tắc kè đá.

– Tên khoa học: Drynaria fortunei (Kuntze ex Mett.) J.Sm.

– Họ khoa học: Dương xỉ (Polypodiaceae)

  • Đặc điểm tự nhiên

– Cốt toái bổ là một dạng dương xỉ , sống phụ sinh trên những thân cây lớn như cây si, cây đa, mọc ở đám rêu ẩm ướt hoặc trên các hốc đá. Cây sống lâu năm, có thân rễ dày mẫm, phủ nhiều vẩy màu vàng, bóng.

– Có hai loại lá:

+ Lá bất thụ, không cuống màu nâu, hình trứng 5-8cm, rộng 3-6cm, phía cuống hình tim, có thùy, gân nổi rõ.

+ Lá hữu thụ, màu xanh nhẵn, đơn xẻ thùy lông chim, dài 25-40cm, cuống có dìa, cỏ thùy thuôn, tù ở đầu, dài 5- 6cm, có mạng, ổ tử nang nhiều, xếp thành một hàng ở mỗi bên gân chính, hình tròn, không có áo tử nang.

PHÂN BỐ, THU HÁI, CHẾ BIẾN

  • Phân bố

– Ở nước ta, cây mọc nhiều ở các vùng núi của tỉnh Lạng Sơn, Hòa Bình, Cao Bằng, Sơn La, Lào Cai, Nghệ An,…

  • Thu hái

– Bộ phận sử dụng: Thân rễ củ.

– Rễ củ của cốt toái bổ có thể được thu hái quanh năm nhưng thường tập trung vào tháng 4 – 8.

  1. Chế biến:

– Rễ củ sau khi hái về đem cắt bỏ rễ con, cạo bỏ lông phủ bên ngoài và đem rửa sạch. Sau đó cắt thành từng miếng, để dùng tươi, đem phơi hoặc sấy khô dùng dần.

– Hoặc có thể bào chế bằng cách rửa sạch thân rễ, cạo bỏ lông, thái mỏng và phơi khô. Khi dùng có thể tẩm rượu hoặc mật ong, sao qua dùng dần.

– Dược liệu sau khi bào chế là đoạn thân rễ dẹt, dài khoảng 5 – 15cm, rộng 1 – 3cm và có bề dày khoảng 3mm. Dược liệu thường cong queo và phủ một lớp lông dày đặc có màu nâu đến nâu đen. Cắt ngang sẽ thấy có màu nâu, chất cứng và có những đốm vàng nhỏ xếp thành một vòng.

  1. Bảo quản:  

– Nơi khô ráo và thoáng mát.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

– Thân rễ chứa nhiều Drymria fortunei và tinh bột.

– Ngoài ra, còn có một số chất khác như: flavonoid (hesperidin, naringin), proanthocyanidin, triterpenoids, axit phenolic và lignans.

CÔNG DỤNG

Tính vị:

– Vị đắng, tính ấm và không độc.

Quy kinh:

– Quy vào kinh Thận và Can.

Theo y học cổ truyền:

– Công dụng: Hoạt huyết, hóa ứ, làm mạnh gân xương, bổ thận, giảm đau, cầm máu.

– Chủ trị: Chữa đau lưng, đau xương, sưng đau khớp, mỏi gối, ngã chấn thương tụ máu, bong gân sai khớp (sắc, ngâm rượu, giã nát đắp lên chỗ sưng đau), chữa ù tai, răng đau, chảy máu chân răng, thận hư yếu, tiêu chảy kéo dài…

– Ngoài ra, Cốt toái bổ còn có công dụng ngăn ngừa loãng xương và diệt vi khuẩn đường miệng.

Theo y học hiện đại

– Giảm độc tính của Kanamycin đối với tai trong

– Giảm lipid máu và phòng ngừa chứng xơ vữa động mạch.

– Giảm đau và an thần

– Tăng nồng độ canxi trong xương và máu, đồng thời nâng cao lượng phosphate trong cơ thể.

LIỀU DÙNG & CÁCH DÙNG

– Dược liệu được dùng ở dạng ngâm rượu hoặc sắc uống.

– Liều dùng 10 – 20g/ ngày.

– Ngoài ra có thể dùng cốt toái bổ ở dạng đắp ngoài.

Lưu ý

Khi dùng dược liệu để chữa bệnh, người bệnh nên lưu ý những điều sau:

– Không dùng cho người âm hư, huyết hư và không có thực nhiệt

– Thận trọng khi dùng cho trường hợp thiếu máu kèm nội nhiệt và ứ máu.

Tránh tình trạng lạm dụng thuốc nhằm hạn chế rủi ro và tác dụng phụ khi sử dụng.

Nên ham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi sử dụng.

NGUỒN THAM KHẢO:

https://tracuuduoclieu.vn/

https://bvnguyentriphuong.com.vn/

https://tracuuduoclieu.vn/

https://mplant.ump.edu.vn/

https://youmed.vn/

Logo núi nam xanh 2
Tác giảNúi Nam Xanh

NÚI NAM XANH là một doanh nghiệp đã có một bước đột phá lớn trong tìm ra loại sản phẩm dùng cho người cai nghiện ma túy có nguồn gốc từ Nam dược cổ truyền. Công ty sản xuất kinh doanh đa dạng sản phẩm từ nguồn NÔNG DƯỢC phong phú tại Việt Nam để sản xuất Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Thực phẩm bổ sung, Thức uống, dược liệu, các sản phẩm dạng bột (trà, thức ăn dinh dưỡng…)

Xem thêm