Đỗ trọng

Cây đỗ trọng
Rate this post

Đỗ trọng là vỏ phơi hoặc sấy khô của cây Bắc đỗ trọng và Nam đỗ trọng. Đỗ trọng là vị thuốc quý và được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh từ Đông Y. Đỗ trọng không chỉ được sử dụng trong bài thuốc dân gian mà được ứng dụng trong y học hiện đại.

TÌM HIỂU CHUNG

  • Tên gọi

– Tên thường gọi: Đỗ trọng, Mộc miên, Ngọc ti bì, Miên hoa, Hậu đỗ trọng, Xuyên đỗ trọng.

– Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.

– Họ khoa học: Đỗ Trọng (Eucommiaceae)

  • Đặc điểm tự nhiên

Đỗ trọng là một cây thuốc quý, dạng thân cây gỗ sống lâu năm, hàng năm rụng lá.

– Cây cao từ 15 – 20m, đường kính độ 33 – 50cm, cành mọc chếch, tán cây hình tròn.

– Vỏ cây màu xám, dày, ít sù sì, sắc nâu đen, bẻ ra thấy nhiều tơ trắng, dai, óng ánh là tốt.

– Lá mọc cách, hình tròn trứng, phía cuống hình bầu dục hay hình thùy, đuôi lá nhọn, lá xanh có răng cưa; mặt lá nhắn bóng, màu xanh đậm, bóng láng, mặt trái lá non có lông tơ, lúc gìa thì nhẵn bóng không còn lông, có vân vằn, cuống lá có rãnh,không có lá bắc.

– Cây đực và cây cái khác nhau rõ ràng, hoa thường ra trước lá hay hoa và lá cùng ra một lúc với hoa, hoa đực có cuống, mọc thành chùm, dùng để làm làm thuốc, hoa cái do hai nhi cái hợp thành, một tâm bì, đầu quả nứt đôi.

– Quả có cánh mỏng dẹt, ở giữa hơi lồi, trong có một hạt. Hạt dẹt, hai đầu tròn, có thể dùng làm giống. Rễ và vỏ cây có chất keo màu trắng bạc như tơ, bé gãy lá và vỏ cây thấy có những sợi nhựa.

PHÂN BỐ, THU HÁI, CHẾ BIẾN

  • Phân bố

– Đỗ trọng có nguồn gốc ở Trung Quốc, mọc nhiều tại Tứ Xuyên, Nam Kinh, Vân Nam, Qúy Châu, Quảng Tây, Quảng Đông,…

– Tại Việt Nam, Đỗ trọng được trồng ở một số địa phương như Mai Châu, Tuần Giáo, Đồng Văn, Mèo Vạc,…

  • Thu hái

– Bộ phận sử dụng: Vỏ cây.

– Sau khi cây trồng được 10 năm, thì chọn những cây to mập để thu hoạch trước.

– Vào tháng 4 – 5 hàng năm, lấy cưa cưa đứt chung quanh vỏ cây thành những đoạn dài ngắn tùy ý, rồi dùng dao rạch dọc thân cây thành từng miếng để bóc vỏ cho dễ.

  1. Chế biến:

– Vỏ bóc về đem luộc nước sôi rồi trải ở chỗ bằng phẳng dưới có lót rơm, bên trên nén chặt làm cho vỏ phẳng, chung quanh lấy rơm phủ kín để ủ cho nhựa chảy ra trong 6-7 ngày.

– Sau đó độ một tuần, lấy ra một miếng để kiểm tra, nếu thấy vỏ có màu tím, thì có thể dỡ ra đem phơi, cạo thật sạch lớp vỏ bên ngoài, làm cho vỏ thật nhẵn bóng, cuối cùng cắt thành từng miếng ý muốn.

  1. Bảo quản:  

– Để nơi khô ráo, không để nơi ẩm ướt dễ bị biến chất, nếu thấy mốc mọt phải đem phơi ngay.

– Ngoài ra có thể bào chế đỗ trọng theo những cách sau đây:

+ Tẩm với rượu 40 độ trong vòng 2 giờ, sau đó sao vàng đến khi tơ đứt là được.

+ Cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, sau đó thái thành từng miếng mỏng, tẩm với nước muối sao cho đứt tơ là dùng được.

+ Gọt bỏ vỏ bên ngoài, với 1kg dược liệu thì đem tẩm với 40g sữa tô và 120g mật ong.

+ Rửa cho sạch, cạo lớp vỏ ngoài rồi cắt thành miếng nhỏ, dùng sống hoặc ngâm rượu.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong vỏ Đỗ trọng chứa nhiều thành phần và dưỡng chất rất tốt cho cơ thể con người:

– Gutta – Percha, Alcaloids, Glycoside, Potassium, Vitamin C.

– Syringaresinol, Pinoresinol, Epipinoresinol, 1- Hydroxypinoresinol, Erythro-Dihydroxydehydrodiconiferyl Alcohol, Medioresinol

– Ulmoprenol

– Vanilic acid, Ursolic acid, Sitosterol, Daucosterol

– Augoside, Harpagide acetate

CÔNG DỤNG

Tính vị:

– Vị cay, ngọt, tính bình, không độc (Biệt Lục).

Quy kinh:

– Vào kinh Can và Thận.

Theo y học cổ truyền:

– Bổ trung, ích tinh khí, kiện gân cốt, cường chí.

– Bổ can, thận, cường gân cốt, an thai.

– Ôn thận, tráng dương, mạnh gân cốt, an thai.

– Hư nhược mà mình cứng đơ đó là do phong làm thắt lưng không cử động được.

– Trị Thận suy làm thắt lưng và cột sống co rút.

Chủ trị:

– Trị chân đau nhức không muốn bước.

– Trị lưng gối đau nhức, vùng bìu dái lở ngứa, âm hộâ ngứa, tiểu són, có thai bị rong huyết, trụy thai.

– Trị cột sống đau nhức, thắt lưng đau, đầu gối mỏi, thai động, Rong kinh, đầu đau, chóng mặt do thận hư.

Theo y học hiện đại

– Dược liệu có tác dụng ức chế phế cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn coli, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn bạch cầu và liên cầu khuẩn dung huyết B.

– Lợi tiểu, giảm đau, chống co giật và rút ngắn thời gian chảy máu.

– Điều chỉnh chức năng tế bào và tăng cường hoạt động miễn dịch của cơ thể.

– Chống viêm, tăng cường hoạt động của vỏ tuyến thượng thận, tăng lưu lượng máu động mạch vành, giãn mạch và hạ cholesterol trong máu.

– Thư giãn cơ trơn mạch máu, từ đó làm hạ huyết áp.

LIỀU DÙNG & CÁCH DÙNG

– Dùng ở dạng sắc, ngâm rượu hoặc chế thành cao lỏng. Dược liệu sao có tác dụng tốt hơn so với dược liệu sống.

– Liều dùng tham khảo 8 – 16g/ ngày,  tối đa 40g/ngày.

Lưu ý

– Nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc, bác sĩ trước khi sử dụng.

NGUỒN THAM KHẢO:

https://tracuuduoclieu.vn/

https://bvnguyentriphuong.com.vn/

https://vnras.com/

– Trung Dược Học

– Deyama Y và cộng sự – Chem Pharm Bull

– Horii Z và cộng sự – Tetraheldron Lettér

– Lý Đông – Thực Vật Học Báo 1986

– Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách

Logo núi nam xanh 2
Tác giảNúi Nam Xanh

NÚI NAM XANH là một doanh nghiệp đã có một bước đột phá lớn trong tìm ra loại sản phẩm dùng cho người cai nghiện ma túy có nguồn gốc từ Nam dược cổ truyền. Công ty sản xuất kinh doanh đa dạng sản phẩm từ nguồn NÔNG DƯỢC phong phú tại Việt Nam để sản xuất Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Thực phẩm bổ sung, Thức uống, dược liệu, các sản phẩm dạng bột (trà, thức ăn dinh dưỡng…)

Xem thêm