Nhàu nước

Cây nhàu nước
Rate this post

Cây nhàu là vị thuốc quý, không chỉ được sử dụng trong phạm vi dân gian mà còn được ứng dụng trong y học hiện đại. Rễ, lá, vỏ thân và quả nhàu đều có dược tính mạnh, được dùng để trị bệnh tiểu đường, đau mỏi xương khớp do phong thấp, tụ máu do chấn thương, mụn nhọt ngoài da, huyết áp cao và rối loạn kinh nguyệt.

TÌM HIỂU CHUNG

  • Tên gọi

– Tên thường gọi: Nhàu nước, noni, Nhàu núi, Cây ngao, Nhàu rừng, cây ruột gà, cây mặt quỷ…

– Tên khoa học: Morinda persicifolia Buch.-Ham. var. oblonga Pit.

– Họ khoa học: Rubiaceae (Cà phê)

  • Đặc điểm tự nhiên

– Cây nhỏ, cao 0,5 – 1m, cành lá sum sê. Cành mọc ngang, gập xuống, lúc non dẹt, sau tròn, nhẵn, màu nâu, có rãnh dọc. Lá mọc đối, hình mác, gốc thuôn hoặc hơi tròn, đầu nhọn, phiến lá đôi khi xẻ thuỳ, màu lục nhạt, dài 4 – 13cm, rộng 0,5 – 4,5cm, lá kèm ngắn.

– Cụm hoa mọc đối diện với lá, có cuống rất ngắn hoặc không cuống, hoa màu trắng hoặc hồng dính nhau bởi đài tạo thành một  khối hình đầu sau hình trụ dài 1 – 2cm, rộng 5 – 8mm; đài có 5 răng ngắn, tràng có ống loe ở đầu, có lông ở mặt trong, nhị 5 thọt, bầu có 1 noãn ở mỗi ô.

– Quả thịt  hình trụ gồm nhiều quả hạch dính nhau. cao 2 – 2,5cm, mặt ngoài lồi lõm.

PHÂN BỐ, THU HÁI, CHẾ BIẾN

  • Phân bố

Cây nhàu mọc hoang tại vùng Tây Ấn, Đông Nam Á và Đông Polynesia. Ở nước ta, loài thực vật này mọc nhiều ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, An Giang, Bình Dương,…

  • Thu hái

– Mùa hoa tháng 1 – 5, mùa quả: tháng 6 – 7.

Lá, vỏ thân, rễ và quả nhàu được sử dụng để làm thuốc. Ngoài ra quả nhàu còn được nhân dân dùng ăn như một loại trái cây thông thường.

Thu hái rễ, vỏ và lá quanh năm. Quả thu hái theo mùa.

  1. Chế biến:

– Hầu hết các bộ phận của cây nhàu đều được dùng tươi, riêng rễ đem sấy hoặc phơi khô để dùng dần.

  1. Bảo quản:  

– Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

– Rễ, vỏ và trái nhầu chứa một số thành phần hóa học như sterol, anthraquinonie, coumarin, alkaloids, proxeronine, polysaccharide,…

– Ngoài ra quả còn chứa chất xơ, tinh bột, vitamin C, vitamin A, B1, B6, B12 và một số khoáng chất như Kali, Natri, Sắt và Canxi.

CÔNG DỤNG

Tính vị:

– Quả nhàu có vị hăng, cay và nồng, tính mát.

– Rễ có vị chát, tính bình.

Quy kinh:

– Quy vào kinh Thận và Đại tràng.

Theo y học cổ truyền:

– Lá nhàu có tác dụng trị mụn nhọt, làm thuốc bổ và chữa chứng lỵ.

– Quả nhàu có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa và giảm ho.

– Rễ nhàu giảm đau nhức xương khớp, chỉ thống, điều kinh, hoạt huyết và được nhân dân sử dụng để nhuộm đỏ vải quần áo.

Theo y học hiện đại

– Quả nhàu có tác dụng điều trị béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, suy nhược, bệnh tim, đau nhức,…

– Nước ép từ quả nhàu có tác dụng cải thiện cơn đau do các bệnh mãn tính như viêm khớp, bệnh tim, ung thư,…

– Trái nhàu có tác dụng thúc đẩy tế bào trong cơ thể chống lại nhiễm trùng và giảm đau.

– Cây nhàu có tác dụng hạ huyết áp, an thần kinh giao cảm, lợi tiểu nhẹ và nhuận tràng.

– Quả nhàu chứa thành phần oxy hóa mạnh mẽ có tác dụng kích thích tiêu hóa và tăng khả năng hấp thu khoáng chất, vitamin,… Ngoài ra các chất chống oxy hóa còn có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do có hại.

– Nước ép từ quả nhàu có tác dụng sản xuất tế bào T – có vai trò tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

– Một số nghiên cứu cho thấy, cây nhàu có tác dụng chống viêm đối với một số bệnh lý xương khớp như hội chứng ống cổ tay và bệnh viêm khớp mãn tính.

– Ngoài ra, quả nhàu còn có tác dụng giảm vết sưng do bỏng hoặc do chấn thương.

– Dịch chiết từ quả nhàu có chứa Damnacanthal có tác dụng ức chế tế bào ác tính, từ đó làm giảm máu đến khối u và thu nhỏ kích thước khối u ác tính.

– Bên cạnh đó, dịch chiết từ dược liệu còn có tác dụng ức chế quá trình tiết dịch ở niêm mạc tá tràng và dạ dày. Vì vậy quả nhàu còn được sử dụng trong quá trình điều trị trào ngược acid dạ dày, viêm dạ dày,…

LIỀU DÙNG & CÁCH DÙNG

Rễ, vỏ, lá và quả nhàu được sử dụng ở dạng đắp ngoài, sắc uống hoặc ngâm rượu.

Liều dùng tham khảo:

– Lá tươi: 8 – 20g/ ngày

– Rễ khô: 20 – 30g/ ngày

Lưu ý

– Thận trọng khi sử dụng các bài thuốc ở phụ nữ có thai, người cao tuổi, trẻ nhỏ.

– Trước khi dùng thuốc, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

NGUỒN THAM KHẢO:

https://mplant.ump.edu.vn/

https://vnras.com/

https://suckhoeviet.org.vn/

https://bvnguyentriphuong.com.vn/

https://youmed.vn/

https://tracuuduoclieu.vn/

Logo núi nam xanh 2
Tác giảNúi Nam Xanh

NÚI NAM XANH là một doanh nghiệp đã có một bước đột phá lớn trong tìm ra loại sản phẩm dùng cho người cai nghiện ma túy có nguồn gốc từ Nam dược cổ truyền. Công ty sản xuất kinh doanh đa dạng sản phẩm từ nguồn NÔNG DƯỢC phong phú tại Việt Nam để sản xuất Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Thực phẩm bổ sung, Thức uống, dược liệu, các sản phẩm dạng bột (trà, thức ăn dinh dưỡng…)

Xem thêm