Dược liệu

Thông thảo

Cây thông thảo

TÌM HIỂU CHUNG

  • Tên gọi

– Tên thường gọi: Thông thảo, Thông thoát, Mạy lầu đông (Tày), Co táng nốc (Thái)…

– Tên khoa học: Tetrapanax papyriferus (Hook.) C. Koch

– Họ khoa học: Araliaceae (Ngũ gia bì)

  • Đặc điểm tự nhiên

– Thông thảo là một cây nhỏ thường cao 3m có khi tới 6m.

– Thân cứng nhưng giòn. Giữa thân có lõi trắng xốp, cây cành già, lõi càng đặc và chắc hơn.

– Lá to chia thành nhiều thuỳ có khi cắt sâu, mép có răng cưa to. Cuống lá dài 30cm, đường kính 1cm có lõi mềm, phiến lá dài 30cm-90cm.

– Hoa màu trắng hình cầu, cụm hoa hình tán tụ thành chum.

– Quả dẹt gần hình cầu

PHÂN BỐ, THU HÁI, CHẾ BIẾN

  • Phân bố

– Ở nước ta, cây Thông thảo mọc hoang dại ở những nơi ẩm thấp vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang.

  • Thu hái

– Bộ phận dùng: Lõi của thân cây Thông thảo, Rễ.

– Cây trồng 3 năm thì có thể thu hoạch. Thu hoạch vào mùa thu là cho nhiều .

  1. Chế biến:

– Cắt thân thành từng đoạn 50-60 cm, dùng que đẩy lõi tươi, loại bỏ hết tạp chất rồi phơi nắng cho khô, khi dùng cắt lát.

  1. Bảo quản:  

– Bảo quản vị thuốc ở nơi khô ráo, tránh ẩm thấp và mối mọt.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

– Thông thảo có chứa saponin (papyriosid, papyriogenin), polysaccharid (poly β-D-galacturonic acid), inositol, aminoacid.

– Hoa và quả chứa flavonoid (kaempferol, kaempferol glycosid, astragalin, afzelin…), coumarin. Ngoài ra còn chứa protein, chất béo, chất xơ.

CÔNG DỤNG

Tính vị:

– Vị ngọt nhạt, tính hơi hàn.

Quy kinh:

– Quy về Phế và Vị.

Theo y học cổ truyền:

Công dụng:

– Lõi thân có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, thông khí hạ nhũ, thanh nhiệt giải độc, trấn khái, chữa sốt ho, chữa phù thủng…

– Rễ có tác dụng hành khí, lợi thuỷ, tiêu thực, thúc sữa.

Chủ trị:

– Sốt khát nước, ho, làm thuốc lợi sữa.

– Đái đỏ, bệnh lậu, đái buốt, mắt mờ, mũi tắc, trướng bụng, tuyến sữa không thông…

LIỀU DÙNG & CÁCH DÙNG

– Liều từ 3 g đến 5 g/ngày.

– Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc tán thành bột, làm viên. Thông thường phối hợp với các vị thuốc khác để tại thành bài thuốc.

Lưu ý

– Người không có triệu chứng nóng trong người hoặc bị đi tiểu nhiều thì không được dùng.

– Phụ nữ có thai không được dùng dươc liệu này.

– Nên ham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi sử dụng.

NGUỒN THAM KHẢO:

https://mplant.ump.edu.vn/

https://tracuuduoclieu.vn/

https://youmed.vn/

https://vnras.com/