Vùng trồng

Vùng Đinh Lăng Hương

20-12-23 | 4:05
Cây đinh lăng hương

Cây đinh lăng được ví như “nhân sâm dành cho người nghèo” với công dụng trong điều trị rất nhiều bệnh như: mề đay, mẩn ngứa, thấp khớp, tắc tia sữa, ho, tăng cường sinh lý… Tuy nhiên bạn cũng cần phải học cách sử dụng đúng, tránh tình trạng lạm dụng dễ gây ra tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. 

THÔNG TIN CHUNG

Tên Tiếng Việt: Cây Đinh Lăng Hương

Tên khác: Nam dương sâm, cây gỏi cá

Tên khoa học: Panax fruticosum L, Tieghemopanax frutiscosus Vig, Polyscias fruticosa Harms 

Họ: Ngũ gia bì (Araliaceae)

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN:

Đinh lăng là một loại cây nhỏ có chiều cao trung bình từ 0.8 đến 1.5m. Thuộc giống cây lá kép, mọc so le, lá có 3 lần xẻ lông chim còn phía mép có răng cưa.

Phần hoa của cây thường có màu trắng xám, mọc tụ lại ở đầu cành. Phần quả nhỏ có kích thước từ 3 đến 4mm. Thông thường mùa hoa quả sẽ tập trung từ tháng 4 đến tháng 7

PHÂN BỔ, THU HÁI, CHẾ BIẾN

Cây đinh lăng có thể trồng làm cảnh trong nhà và phù hợp với hầu như mọi vùng miền ở nước ta. Chính vì vậy đây là một trong những loại cây rất quen thuộc đối với nhiều người. 

Thu hái – sơ chế: Thông thường cây đinh lăng sẽ được thu hoạch sau khi trồng từ 3 năm trở lên vào mùa thu. Sau đó sẽ được thái nhỏ để phơi hoặc sấy khô

BỘ PHẬN DÙNG

Hầu như tất cả bộ phận của cây đều được tận dụng. Từ thân, cành, lá đến củ, rễ. 

THÀNH PHẦN HÓA HỌC 

Rễ củ của cây đinh lăng chứa nhiều saponin và có công dụng tương tự như nhân sâm

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, thành phần của cây đinh lăng có chứa tới 8 loại saponin oleaneane. Còn trong rễ cũng có chứa nhiều saponin tương tự như sâm. Ngoài ra còn có nhiều vitamin và có tới 20 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là các loại axit amin thiết yếu như: methionin, lyzin, cystein. 

 CÔNG DỤNG

Tùy vào từng bộ phận mà có các công dụng khác nhau.

  • Phần thân, rễ đinh lăng có khả năng tăng cường tuần hoàn máu, giúp lưu thông khí huyết.
  • Phần lá có khả năng giải độc, chống dị ứng, ho ra máu, kiết lị. 

Cây đinh lăng chuyên dùng điều trị trong các trường hợp cơ thể suy nhược, tiêu hóa kém, nhức đầu, ho ra máu, thấp khớp, đau nhức xương khớp, tắc tia sữa, người hư yếu, ho khan kéo dài. 

ĐỘC TÍNH 

Chỉ nên dùng với một liều lượng nhất định, việc cơ thể tiếp nhận quá nhiều saponin có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của tim. 

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng

 Lưu ý

  • Cây đinh lăng tuy có tác dụng tốt nhưng chỉ nên dùng với một lượng vừa đủ. Vì nếu dung nạp quá nhiều saponin sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt và tiêu chảy.
  • Chỉ nên dùng khoảng từ 10 đến 20g cây đinh lăng đã phơi khô/ ngày.
  • Chú ý nên dùng cây đinh lăng từ 3 tuổi trở lên để đảm bảo dược tính.
  • Ngoài việc áp dụng bài thuốc từ dược liệu, bạn có thể hỗ trợ điều trị và nâng cao sức khỏe với các món ăn từ lá đinh lăng.

Nguồn tham khảo