Vùng trồng

Vùng Gừng Đắk Nông

20-12-23 | 4:03
Gừng

Tên khoa học: Zingiber officinale Rose

Thành phần hóa học: trong gừng có chứa tinh dầu, chất nhựa dầu, chất béo, tinh bột và các chất cay như zingeron, zingerola và shogaola [1].

Gừng là một loại thực vật hay được làm gia vị, thuốc. Trong gừng có các hoạt chất Zingiberen, chất nhựa, chất cay và tinh bột. Ngoài ra gừng còn có thành phần khác như vitamin (B1,B2,B3,B5,B6,B9, vitamin C), chất khoáng (kali, magie, photpho, sắt, canxi, kẽm).

Gừng (Zingiber oficinale) là một cây thảo dược từ lâu đã được dùng nhiều trong y học cổ truyền với tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương, táo thấp tiêu đàm. Chủ trị trong đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, nôn mửa, ỉa chảy, tứ chi lạnh đàm ẩm, ho suyễn. Gừng cũng là gia vị phổ biến trong món ăn hàng ngày.

Gừng là một trong những ví dụ cổ điển về loại thảo mộc không chỉ được sử dụng trong chế biến ẩm thực mà còn có ý nghĩa về mặt y học độc đáo do khả năng chống oxy hoá, kháng khuẩn và chống viêm của nó. Các phần cay của gừng cụ thể là gingerols, shogaols, paradols và các thành phần dễ bay hơi như sesquiterpenes và monoterpenes  được cho là có tác dụng tăng cường sức khoẻ có liên quan đặc biệt đến chống ung thư dinh dưỡng miễn dịch, tiềm năng chống oxy hoá và chữa bệnh tim mạch [5], [6]

Hiện nay trên thế giới có nhiều nghiên cứu liên quan đến đặc tính kích thích tăng cường miễn dịch giúp bảo vệ vật chủ chống lại các bệnh nhiễm trùng cơ hội [7].

Bên cạnh đó nghiên cứu đánh giá tác dụng tăng cường miễn dịch tự nhiên cải thiện phản ứng miễn dịch cơ thể của gừng (Zingiber oficinale), tỏi (Allium sativum), thìa là đen (Nigella sativa) đưa vào chế độ ăn uống hằng ngày để tăng cường miễn dịch cho cơ thể [8].

Gừng còn được nghiên cứu chung với hoa cúc dại lá tím (Echinacea angustifolia DC) để bào chế dạng viên nang mềm chứa sự kết hợp của E. angustifolia DC. và Z. officinale Roscoe giúp điều hoà và tăng cường miễn dịch chống viêm [9].

Tài liệu tham khảo

[1] Đỗ Tất Lợi (2006), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y Học, 367-368, 688-689, 918-919.

[2] Manisha DebMandal, Shyamapada Mandal, In health promotion and disease prevention, Asian Pacific Journal

[5] BiswajitChakraborty, MahuyaSengupta, Boosting of nonspecific host response by aromatic spices turmeric and ginger in immunocompromised mice, Cellular Immunology Volume 280, Issue 1, November 2012, Pages 92-100.

[6] M. Tauseef Sultan,Masood Sadiq Buttxs,Mir M. Nasir Qayyum &Hafiz Ansar Rasul Suleria, Immunity: Plants as Effective Mediators, Critical Reviews in Food Science and Nutrition Volume 54, 2014 – Issue 10. Pages 1298-1308.

[7] Benny K H Tan 1, J Vanitha, Immunomodulatory and antimicrobial effects of some traditional chinese medicinal herbs: a review, Curr Med Chem . 2004 Jun;11(11):1423-1430. doi: 10.2174/0929867043365161.

[8] Masood Sadiq Butt &M. Tauseef Sultan, Ginger and its Health Claims: Molecular Aspects, Critical Reviews in Food Science and Nutrition Volume 51, 2011 – Issue 5. Pages 383-393.

[9] Ruchi Badoni Semwal, Deepak Kumar Semwal, Sandra Combrinck, Alvaro M.Viljoen, Gingerols and shogaols: Important nutraceutical principles from ginger, Phytochemistry Volume 117, September 2015, Pages 554-568.